Vào 66 triệu năm trước, cuối kỉ Creta vụ va chạm thiên thạch Chicxulub đã khiến hơn 3/4 loài động thực vật trên toàn cầu, bao gồm cả khủng long tuyệt chủng. Nhưng Gián vẫn sống sót kể từ đó.
Vào năm 1945 Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản và các báo cáo khoa học ghi nhận được gián là những sinh vật duy nhất còn sót lại trong đống đổ nát của hai thành phố.
Gián không chết dễ dàng vì chúng có bộ xương ngoài dẻo dai và chắc khỏe giúp chúng chịu được trọng lượng gấp 300-900 lần cơ thể. Với cơ thể rất dẹp chúng dễ dàng lẫn trốn ở các ngóc ngách, khe hẹp. Chúng có đặc tính ăn tạp, chúng có thể ăn bất cứ thức ăn nào ngay cả phân của chúng.
Ngoài ra gián có thể sống mà không cần ăn trong 1 tháng, và không có nước trong 1 tuần. Nó có thể nín thở dưới nước 20 phút. Thậm chí nó có thể sống mà không cần đầu trong 1 tuần. Điều này là do chúng có thể thở thông qua những lỗ nhỏ trên cơ thể. Chúng cũng ít chịu tác động của các tia phóng xạ do các tế bào cơ thể chúng chỉ phân chia 1 vài tuần 1 lần khi chúng lột xác.
Vì vậy chúng dễ dàng sống sót qua cuộc đại tuyệt chủng khủng long và thảm họa phóng xạ. Tuy mạnh mẽ là vậy nhưng chỉ với 1 lượng nhỏ thuốc xử lý côn trùng đã làm chúng chết ngay lập tức.
Đối với gián, ngộ độc phóng xạ và ngộ độc hóa học là hai điều hoàn toàn khác nhau. Bởi trong thuốc xử lý côn trùng có chứa các hợp chất độc hại axon và pyrethroid. Một liều rất nhỏ pyrethroids có thể giết chết gián bởi chúng làm tê liệt các chức năng của màng tế bào thần kinh trung ương dẫn đến việc gián mất kiểm soát và tử vong.
Vì vậy, gián dù có sống dai đến đâu, lực lượng có hùng hậu như thế nào cũng phải chào thua những chuyên gia xử lý côn trùng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn